13/7/17

Cách phòng trừ bệnh vàng lá mối nguy hiểm lớn cho cây hồ tiêu

Bằng những cách đơn giản sẽ giúp bà con trị được bệnh vàng lá gây lại mốt nguy hiểm lớn trên cây hồ tiêu

Tiêu là cây trồng mang lại thu nhập chính cho bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên nhờ có điều kiện khí hậu thuận lợi cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng xuất cao. Mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho bà con nông dân hằng năm, nhưng cây tiêu cũng là cây trồng khó tính rất dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm. Trong quá trình trồng cây tiêu nếu hộ trồng phát hiện cây tiêu trong vườn nhà mình xuất hiện những hiện tượng như vàng lá, rụng cây còi cọc phát triển kém. Bộ rễ của cây xuất hiện các vểt sưng to có màu thâm đen, cây không chết ngay lập tức mà sinh trường kém rồi chết khoảng 2 hoặc 3 năm sau. Nếu có hiện tượng này chứng tỏ vườn tiêu của gia đình bạn đã bị nhiễm bệnh vàng lá hay còn có cái tên gọi khác nữa là bệnh chết chậm.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá trên cây tiêu

bệnh vàng lá trên cây tiêu


- Do thiếu đạm
- Do tuyến trùng gây ra phần rễ bị sưng to nhưng không có mùi thối xuất hiện lá vàng cây sinh trưởng kém
- Do các loài nấm Pythiacea, nấm Phytophthora, nấm Pythium gây ra hiện tượng mà chúng ta thường thấy là cây bị thối rễ. Khi bị nhẹ thì cây có hiện tượng vàng lá, bị nặng thì rụng đốt rồi chết cây. Ở Những vườn tiêu có hệ thống thoát nước kém khả năng nhiễm bệnh và lây lan của chúng rất nhanh hơn so với những vườn tiêu có hệ thống thoát nước tốt. Vì những nơi không thoát được nước đất có độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm lây lan sinh sản nhanh theo nguồn nước.
- Bà con lưu ý rằng  rệp sáp gây vàng lá cũng rất giống so với triệu chứng của bệnh nên bà con nông dân cần phân biệt rõ. Nếu vàng lá do rệp sáp thì ở mùa khô đào rễ lên sẽ thấy rệp bên dưới đó, mùa mưa không thấy nhưng rễ sẽ bị sưng to.
- Do tuyến trùng gây ra chúng tấn công vào phần mô mềm của bộ rễ tạo ra những nốt sần trên rễ. Số lượng các nốt này càng nhiều có nghĩa là số lượng xâm nhập tuyến trúng càng lớn ban đầu các nốt này chỉ vài mm sau đó lớn dần lên thành cm.

Triệu chứng của bệnh vàng lá trên cây tiêu


- Xuất hiện các lá vàng từ tán dưới lên tán trên các lá già bị vàng trước sau đó héo và rụng đi đến các đốt
- Phần rễ nấm tấn công nơi chóp rễ làm thối rễ, thâm đen xuất hiện các u sưng các vết chích có màu đen. Các vết này do tuyến trùng chích hút mà ra
- Gié hoa rụng tầng xuất đậu quả rất kém dẫn đến năng xuất và chất lượng giảm một cách đáng kể khi cây mắc bệnh này
- Bệnh xuất hiện vào mùa mưa những vườn tiêu nào có hệ thống thoát nước kém, không được chăm sóc tốt, bón phân không đầy đủ bệnh có biểu hiện nặng trầm trọng.

Biện pháp phòng bệnh vàng lá cho cây tiêu


- Vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ thông thoáng thường xuyên nhất là vào mùa mưa. Cành, lá, thân, rễ của tiêu bị bệnh cần gom lại mang đi đốt
- Bón đầy đủ các loại phân trung vi lượng cho cây trồng nhầm tăng các vi sinh vật có ích trong đất, sử dụng thêm phân bón lá để tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng cho cây để nuôi quả. Ngăn ngừa được tình trạng rụng trái giúp cây cho năng xuất và phẩm chất hạt cao.
- Xây dựng các hệ thống thoát nước tốt không để vườn tiêu bị đọng nước khi có trời mưa.
- Sử dụng các loại phân bón đa chức năng như SH1 vì trong loại phân này có xạ khuẩn có thể tiêu diệt được tuyến trùng, tiêu diệt được nấm Tricoderma, các loại nấm gây hại cho thân và rễ tiêu. Làm tăng độ mùn cho đất, đất tơi xốp hơn trong phân SH1 còn chứa nhóm vi sinh vật có lợi giúp cây trồng phân giải phân lân khó tiêu thành phân lân dễ tiêu
- Dùng thuốc hóa học diệt trừ tuyến trùng: Nokap 25EC Furazan 3H hoặc sử dụng thuốc Mocap 10G.
- Sử dụng thuốc diệt trừ nấm thuốc Viben C (Benlat C) hoặc sử dụng thuốc Bavistin 50EC.
- Dùng thuốc diệt trừ nấm Phytophthora, thuốc đặc trị nấm Pythium: Ridomil Gold 68WP, thuốc tiêu diệt nấm AGRI - FOS 400
- Dùng tricoderma để diệt trừ các loại nấm gây hại ở vùng rễ tiêu.