14/4/17

Kỹ thuật làm bông trên cây hồ tiêu mang lại năng suất cao

Hồ tiêu cây công nghiệp cải thiện đời sống của bà con nông dân, giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giầu. Hôm nay cũng như thường lệ chúng tôi xin giới thiệu đến bà con một kiến thức cũng như kinh nghiệm mới đó là kỹ thuật làm bông cho câu tiêu giúp cây ra hoa tập trung mang lại năng suất cao ổn định. Xin mời bà con cùng tham khảo qua nhé!



  • Để cây có thể cho năng suất chất lượng cao và mỗi mùa thu hoạch hàng năm năng suất cũng đều ổn định điều kiện yêu cần trước tiên đó là cây tiêu cần phải khỏe mạnh, không có bệnh tật hay sâu hại chúng. Cung cấp nước đầy đủ cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để cây khỏe mạnh cho năng suất cao ổn định hàng năm.
  • Mỗi mắc trên cây tiêu Vĩnh Linh đều có thể cho ra bông và kết trái nhưng với điều kiện hộ trồng phải biết kỹ thuật chăm sóc đúng nó nữa. Cây tiêu mỗi mắc của nó chứa 1 nầm chúng ta biết phân hóa các mầm hoa này đúng cách hợp lý để chúng ra hoa kết trái cho năng suất cao. Điều này không phải là quá khó chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bà con ngay sau đây chỉ cần tham khảo là bà con ai cũng có thể làm được điều này cho vườn tiêu của nhà mình.
  • Trước tiên bà con cần phải nắm rõ qua một ít kiến thức sinh lý thực vật học, nắm bắt rõ được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và cả thổ nhưỡng, khí hậu nơi địa phương mình canh tác nữa. Nắm rõ được những điều này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều trong việc chăm sóc cây hồ tiêu.


ky-thuat-lam-bong-cho-cay-tieu-2.jpg



Những việc cần thực hiện sau khi thu hoạch tiêu



  • Qua mỗi mùa thu hoạch hộ trồng tiêu nên phun thuốc gốc đồng lên cây tiêu để diệt trừ những mầm bệnh như nấm, thán thư, địa y...
  • Dọn dẹp sạch chồi, cắt bỏ những dây tiêu lươn cùng với những dây tiêu sát mặt đất
  • Những lá bị bệnh hay những là già rụng xung quanh vườn tiêu gom sạch sẽ chúng lại mang đi nơi khác tiêu hủy chúng

==> Mục đích của 3 công đoạn trên là ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm lay lan trên cây hồ tiêu giúp cây có thể phân hóa mầm hoa tốt.

Hãm nước để cây tiêu phân hóa mầm hoa


Việc quan trọng nhất để cây tiêu phân hóa mầm hoa chính là hãm nước vì theo như tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới về cây hồ tiêu thì khi cây gặp điều kiện khô hạn trong khoảng thời gian là 15 ngày lúc này Acid Absisic bắt đầu tăng lên còn Acid Giberilic với Acid Cytokinin thì lại dần dần giảm xuống. Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa rồi phát triển lên thành mầm hoa. Lúc này cây sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ra hoa kết trái và giai đoạn này hộ trồng tiêu nên hãm nước. Quá trình hãm nước sẽ kéo ra hơi dài vì trước khi thu hoạch chúng ta đã tưới nước và giữ độ ẩm cho cây để cây chống suy nên độ ẩm trong đất cũng còn khá cao lúc này độ khô vẫn chưa có để cây có thể phân hóa mầm hoa. Vì vậy mà thời gian hãm nước thường kéo dài từ 30-45 ngày. Thời gian hãm còn tùy thuộc vào tiêu có sung hay không mà thời gian cũng khác nhau. Nếu cây quá sung thì nó sẽ phân đoạn việc chuyển hóa mầm hoa sang thành hai giai đoạn và cũng cho thu hoạch nhiều lần. Khi thu hoạch xong tiêu cũng cần phân ra 3 loại: tiêu suy, tiêu bình thường, tiêu sung

* Tiêu suy thường chín rất sớm nên bà con chỉ cần tưới cho đến đợt cần bón phân rồi sau đó thúc cùng với tiêu đã hãm nước thì lúc này cây sẽ ra bông. Đối với tiêu suy bà con không cần phải quá lo lắng vì lượng Acid Absisic trong cây lúc nào cũng chứa rất nhiều và luôn trong tư thế sẵn sàng ra bông. Cần cân đối dinh dưỡng một cách đầy đủ cho cây để sang năm cây không bị mất mùa

* Trường hợp tiêu sung ngay thời điểm thu hoạch chúng ta cần lưu ý đến nó nhất là lượng nước tưới khi thu hoạch để chống suy. Bà con cần có kinh nghiệm để phân biệt được đâu là tiêu sung và ít sung để từ đó điều chỉnh lượng nước cho cây sao cho hợp lý nhất khi thu hoạch. Tiêu sung và tiêu bình thường thì cần hãm nước 30-45 ngày rất quan trọng vì không hãm nước để chúng phân hóa mầm thì cây sẽ ít ra bông dẫn đến năng suất kém.

- Các lá già, lá bị bệnh khi đốt đi thành tro chúng ta nên bón lại dưới gốc cây tiêu vì trong tro đốt đi có rất nhiều kali tự nhiên tạo điều kiện để cây phân hóa mầm hoa giúp cây trồng sinh trưởng tốt và cứng cáp hơn. Tăng khả năng chóng chọi của sâu bệnh đến một số cây trồng khác hay những điều kiện khác nghiệt của môi trường, thời tiết.

- Sau thời gian cây hãm nước bà con cần tưới lại đẫm như mưa liền 2 đợt trong thời gian 1 tuần để tiêu phục hồi lại, tưới trực tiếp lên gốc, lên tán cây. Phun phân bón lá loại giúp cây kích thích ra lá nón, ra hoa rồi sau đó mới thực hiện việc bón phân. Các việc làm này sẽ giúp cho cây phục hồi sau một thời gian dài bị hãm nước. Ở lần tưới đầu không nên bón phân mà chỉ nên phun phân bón lá vì lúc này cây chưa hấp thụ được nên bón ở lần sau thì hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của cây sẽ tốt hơn.

- Trường hợp gặp điều kiện khí hậu xấu chẳng hạn như tình trạng mưa bão thì việc hãm nước của bà con sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Với tình trạng này bà con cần khắc phục chúng bằng cách xịt thuốc phân hóa lên trên mầm hoa hay thuốc gốc đồng. Lúc này lá cây sẽ bị rụng đi khoảng 30% sau khi phun thuốc gốc đồng khoảng 1-2 tuần chúng ta nên xịt lại phân bón lá để kích thích cho chúng ra hoa và lá một cách tập trung giống như việc hãm nước vậy. Lưu ý bà con rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho hồ tiêu sung mà thôi với cách này thì dù thời tiết có như thế nào cũng không còn là vấn đề quan trọng nữa. Xem và theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên để tính toán việc cho cây ra hoa một cách hợp lý nhất có thể.

- Phân hóa mầm hoa là một công đoạn nhỏ trong kỹ thuật làm bông cho cây tiêu. Dưới đây là những công đoạn tiếp theo.

Bón phân cho hồ tiêu trong quá trình làm bông


Phân bón cần phải đủ và đúng liều lượng để cây cho năng suất cây trồng cao. Để làm được điệu này sẽ là một quá trình dài bà con phải nghiên cứu và đọc kĩ những hướng dẫn bên dưới đây:

- Việc trước tiên là cần cung cấp đủ nước để cây ra mầm hoa, lá non tiếp đến giai đoạn này cây cần một lượng phân rất lớn bao gồm tắt cả các loại đa, trung, vi lượng cùng xác bã hữu cơ. Thông thường những hộ trồng tiêu có thói quen đó là xịt phân bón lá kết hợp cùng với việc bón phân lân luôn ngay sau giai đoạn hãm nước cho tiêu. Khi hồ tiêu vừa nhú mắt cua và ra lá non thì hộ trồng tiêu lại tiếp tục bón phân NPK 16-16-8+TE hàm lượng bón rất lớn rồi xịt phân bón lá lên. Đại đa số các hộ trồng tiêu đều làm như vậy. Tuy nhiên lúc này bộ rễ của tiêu vẫn chưa thể nào hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng nên việc bón phân như vậy rất lãng phí. Sau đây sẽ là  kỹ thuật bón phân mang lại hiệu quả cao nhất mà chúng tôi xin chia sẽ đến bà con nông dân.


  • Bón phân nhiều lần và chọn những loại phân bón có thương hiệu để bón cho cây không sử dụng những loại phân bón rẻ tiền hay những loại mà ít người dùng không mang lại hiệu quả cao
  • Sau khi tưới nước đẫm như mưa để tiêu phục hồi trên tán lá xịt phân bón cho lá 1 tuần sau đó bón phân hữu cơ Amino dạng nước đổ trực tiếp dưới gốc tiêu để cây phục hồi lại bộ rễ đồng thời diệt trừ luôn tuyến trùng gây hại, rệp sáp...bằng cách kết hợp với thuốc Metharizum hay những loại thuốc khác cho hiệu quả cao. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của phân Amino có thể kết hợp được cùng với thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp nào thì sử dụng kết hợp cùng với loại thuốc đó
  • Tuần tiếp theo kết hợp xịt phân bón lá cùng với thuốc ngừa rầy nâu và bọ trĩ, bọ cánh cứng và những loài chích hút khác. Lưu ý cẩn thận trong việc kết hợp cùng với những loại thuốc ngừa bệnh và côn trùng gây hại vì có những loại đã pha sẵn nếu ta không chú ý tiếp tục pha thêm sẽ không đúng cách dẫn đến cây trồng bị tổn thương nặng như rụng lá hoặc chết luôn gây thiệt hại lớn cho bà con.
  • Ở tuần kế tiếp khi cây bắt đầu nhú mắt cua cùng với lá non tiếp tục sử dụng phân hữu cơ NPK+TE loại chuyên dùng cho cây tiêu. Đây là giai đoạn hồ tiêu làm bông chính nên cây cần rất nhiều dưỡng chất các yếu tố đa, trung vi lượng nên chúng ta cần cung cấp đủ nhưng phải bón bên ngoài tán lá cây không được chạm vào phần rễ. Bón phân vào thời điểm sáng sớm hoặc vào lúc trời mát buổi chiều sẽ cho hiệu quả cao hơn. Cách bón dùng tay rải phân đều lên một lớp mỏng bên ngoài tán lá. Đối với những cây tán lá to thì bón nhiều cây nào tán nhỏ bón phân ít lại. Thông thường chúng ta nên bón phân cách gốc một khoảng 40-60cm.
  • Hai tuần sau nên bón phân hữu cơ mục được ủ chung cùng nấm Trichoderma và phân hữu cơ cùng các xác bã hữu cơ khác làm cho cây trồng chống suy cây. Đối với lượt bón phân lần này rất quan trọng vì nó quyết định việc cung cấp dinh dưỡng đối với cây trồng phòng chóng việc suy dinh dưỡng cho cây hồ tiêu. Khi bón phân bà con cũng cần bổ sung thêm vôi cho đất, bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh khoáng cho cây


Các điểm cần lưu ý trong kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu

- Trong thời kì bông đang nở hộ trồng không được xịt phân bón lá lên vì nó sẽ khiến cho việc cây trổ bông thưa thớt, có một số loại phân bón lá có ghi trên bao bì là có thể xịt khi tiêu đang trổ bông nhưng tốt nhất bà con không nên xịt nhé. Cứ làm như các hướng dẫn bên trên như vậy cũng đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khả năng phong trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng rồi.

- Hồ tiêu đậu bông vào thời tiết nắng ráo không hẳn là tốt, khi chúng đang trổ bông chúng ta cần tác động cho độ ẩm không khí trong vườn tăng lên thông qua việc tưới nước cho gốc và làm tăng độ ẩm không khí bằng cách xịt xung quanh vườn cây tránh xịt trực tiếp vào bông. Hoa của tiêu đa số là lưỡng tính chỉ một số nhỏ là đơn tính nó sẽ tự rụng khả năng đậu trái của hoa này cũng rất thấp. Trường hợp độ ẩm trong không khí tăng các đầu nhụy hoa lưỡng tính lúc này chúng sẽ cương lên và bám vào các hạt phấn tăng cao khả năng thụ phấn của cây. Đây là nguyên nhân chúng tôi khuyên bà con khi tiêu trổ bông được khoảng 3 ngày bà con nên xịt hay tưới nước vào gốc một lần. Tiêu trổ bông kéo dài khoảng 10-20 ngày những giống cây hồ tiêu trổ bông càng muộn như giống tiêu Sẻ thì hạt to và đều hơn tiêu trổ bông sớm. Những giống tiêu trổ bông sớm sẽ thường bị thưa hạt ví dụ điển hình là giống tiêu Ấn Độ. Bà còn nào đang trồng giống tiêu Ấn Độ thì cần tăng xác bã hữu cơ lên 150% sẽ mang lại năng suất cao và ổn định rất nhiều không cần quan tâm đến vấn đề phân hóa mầm hoa nữa bởi nó đã có rất nhiều hoa. Trong suốt quá trình làm bông nếu như cây thiếu dinh dưỡng chúng sẽ bị rụng trái non hoặc bị thối đi.

- Phân bón lá cũng nên xịt theo thời kì sinh trưởng và phát triển của cây, trong thời gian cây đang nuôi hoa và lá non nên xịt phân bón lá có hàm lượng N cao những đợt sau cần nên giảm dần N. Trong thời gian cây vào hạt chúng ta nên chọn loại phân bón lá có lượng N ít và lượng P, K, TE cao để hạn chế việc cây ra lá non. Đối với cây hồ tiêu khi đã ra lá non thì cho dù là ít hay nhiều chúng sẽ ra hoa đối với những hoa trái vụ này chúng sẽ làm giảm năng suất cây trồng cho vụ kế tiếp có khi lại mất trắng cũng có.

- Khi hồ tiêu sắp vào giai đoạn thu hoạch chúng ta nên bón thêm phân Amino cho chúng bằng cách đổ vào gốc việc làm này nhầm mục đích giúp cho chúng to hạt chắc trái hơn chống suy cây. Trong giai đoạn này bộ rễ hoạt động rất nhiều và bón phân Amino làm cho cây trồng dễ dàng hấp thu hơn nữa. Trường hợp cây không suy thì chúng sẽ cho năng suất cao và các mùa thu trong năm cũng đều ổn định.

- Sau khi thu hoạch xong bà con lại bắt đầu lại từ đầu chu trình chăm sóc cho cây hồ tiêu, sẽ không có trường hợp năm được mùa năm mất mùa giống như những quan niệm dân gian của bà con. Một điều lưu ý bà con nữa khi chăm sóc vườn tiêu cần quan sát xem cây có biểu hiện của những hiện tượng bệnh như đã được đề cập ở bài viết trước hay không. Cây có nhu cầu cần dinh dưỡng gì hay không có biểu hiện của bệnh tiêu đen lá, thán thư, bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá chết chậm hay không...Nếu có thì cần có biện pháp chữa trị kịp thời không cho cây lây lan trên diện rộng.

- Sau cùng xin kính chúc bà con nông dân có một mùa màng bội thu vào những ngày sắp tới đây và những năm sau cũng bội thu ổn định như vậy.