21/3/17

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu cho năng xuất cao nhất

Hồ tiêu -  cây tiêu là loại cây thân bò mảnh mai trên thân có nhiều đốt có rễ bám có thể mọc thành cụm. Để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch tiêu được trồng theo trụ tạo điểm tựa vững chắc cho loại cây này mà năng xuất cây trồng cũng cao hơn.

Có nhiều loại trụ khác nhau trụ gỗ, bê tông và những trụ sống. Qua thực tế kiểm nghiệm ta thấy được nếu trồng tiêu trên những trụ bằng bê tông không che bóng sẽ cho năng xuất khá cao nhưng lại suy kiệt cũng nhanh vì chúng ra hoa và quả quá độ đi kèm nhiều loại bệnh dịch nữa. Trồng tiêu Vĩnh Linh trên trụ cây sống hiện đang là phương pháp được áp dụng phổ biến rộng rãi nhất và được đánh giá là phương pháp bền vững nhất. Tạo một điều kiện sinh thái hợp cho cây và kéo dài thời gian canh tác của cây, hạn chế sự xuất hiện của các loại bệnh dịch nguy hiểm, giảm chi phí đầu tư ban đầu. Hiện nay các loại trụ sống phổ biến là cây vông, cây keo, cây dậu, cây muồng đen...được trồng bằng cành hoặc bằng hạt.



Để vườn tiêu của bà con sinh trưởng tốt cho năng xuất cao thì hãy chú ý đến các biện pháp kỹ thuật sau đây:

Trồng cây trụ sống


Cây keo, lồng mức trồng với khoảng cách 2,5mx2,5m (1.600 cây/ha) cây muồng đen trồng cách nhau 3x3m khoảng 1.100 cây/ 1 ha trồng vào mùa mưa để tiết kiệm chi phí và thời gian tưới nước. Trước khi trồng cây xuống hãy bón lón mỗi góc 2kg phân chuồng và 0,2-0,3kg phân lân hiệu Đầu Trâu. Trồng được 20 ngày cây bắt đầu bén rễ thì hãy bón thúc cho trụ sống khoảng 10-15g Urê + 5g KCl/cây (hay 25-35g NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu) rồi trồng tiêu mới vào. Hằng năm bón thúc cho cay trụ sống 2-3 lần/ 1 năm đảm bảo chăm sóc tốt cho cây trụ sống để chúng sinh trưởng tốt và đảm bảo cho cây tiêu có chỗ để leo bám lên

Trồng cây trụ tạm

Trồng tiêu cùng thời gian với cây trụ sống hoặc sau khi trồng trụ sống khoảng 2-3 tháng và lúc này thì cây trụ sống còn nhỏ tiêu chưa có chỗ bám nên cần phải trồng cây trụ tạm. Cây trụ tạm trồng cách cây trụ sống một khoảng tầm 10-15cm có đường kính là 10-15cm chiều cao của cây trụ tạm cũng phải hơn 3m so với mặt đất, cây trụ tạm phải tót và đủ điều kiện để tiêu sinh trưởng và phát triển trong thời gian 2-3 năm để chờ cây trụ sống phát triển và thây thế cây trụ tạm.

Trồng tiêu

- Đào hố để trồng 2 bên của hai cây trụ tam ở mỗi hố hãy trồng 1 dây tiêu hoặc là 1 bầu tiêu với kích thước mỗi hố là 40cmx40cmx50cm, mép hố xa trụ 10-15cm. Tâm của hố cách trụ khoảng 40-50cm. Nếu muốn trồng 2 dây 2 bầu tiêu vào cùng 1 hố thì đào hố với kích thước 60cmx60cmx50cm.
- Mỗi trụ cần bón lót 10-20kg phân chuồng 0,2-0,5kg phân lân, 0,2-0,3kg vôi trộn đều chúng với đất rồi lấp lại. Đất trước khi trồng được xử lý qua thuốc Confidor 100SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc thuốc Basudin 10H, 20-30 g/hố.
- Che bóng cho cây tiêu khi còn non bằng cỏ rác hoặc lá dừa để che nắng và che gió. Không làm tiêu mất nước hay cháy nắng dùng tấm iếp hay dàn che để che chắn cho tiêu non được tốt hơn
- Làm sạch cỏ không xới trong góc tiêu nên xới cách gốc 50-60cm có cỏ trong gốc tiêu thì dùng tay nhổ cỏ không gây tổn thương cây. Mùa mưa tránh xới gốc để không làm tổn thương bộ rễ của tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm nhập.

Chăm sóc cho cây tiêu

Buộc dây cho tiêu trồng bằng dây thân: Tiêu trồng được khoảng thời gian tâm 1-2 tháng hom thân ra 1-2 cành tược. Khi tược lên đến đâu phải buộc dây lên đến đó để cho rễ bám thật chắc vào trụ tạm cây nhanh ra nhánh ác. Dây buộc không kịp thời tiêu sẽ tược ra ngoài dây ốm yếu sinh trưởng kém không cho nhánh ác.


Buộc dây cho tiêu trồng bằng dây lươn: dây lươn không ra nhánh ác nhưng cũng cần buộc nó vào trụ tạm, khoảng 1 năm sau khi trồng thì dây bám trên trụ tạm là 1,2-1,5m bắt đầu ra cành ác

Tạo hình nuôi thân cho trụ hồ tiêu

Tiêu trồng bằng dây thân sau khi trồng được 1 năm các dây tiêu sẽ vươn lên bám trên trụ tạm với độ cao hơn 1,5m. Cắt ngang dây thân khoảng cách so với mặt đất à 25-30cm mục đích của việc làm này là để lấy hom nhân giống cũng là vừa tạo khung thân dây cho trụ tiêu.

Phần cắt mọc đến dây chính, giữ lại để các dây thân khỏe mạnh hơn rồi buộc 3-5 dây thân phát sinh mới vào trụ tạm chỉ 1-2 dây thân vào trong trụ sống. Thân trụ sống cần có đường kính 3-4cm và cao 3-3,5m. Bỏ các mầm dây thân còn lại không để quá nhiều dây thân bám nơi trụ sống vì khi trụ còn quá nhỏ sức sinh trưởng của trụ bị hạn chế. Khi trụ sống ớn buộc cây trụ tạm cố định vào cây trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống chỉ để trụ cao 5m thôi như vậy sẽ tiện hơn cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch.

Tiêu trồng bằng cành lươn: đôn dây tiêu vào năm thứ 2 khoảng lúc 12-13 tháng sau khi trông, tiêu dài được 1-1,2m dây bám trên trụ cũng bắt đầu cho 2-4 nhánh ác ở ngọn lúc này đôn xuống. Gỡ bỏ nhẹ nhàng các dây xuống không làm tổn hại xây sát dây làm sập tiêu. Dây không mang nhánh ác khoang tròn dưới gốc khi đã cắt hết lá chỉ chừa ra đoạn ngọn có manh nhánh ác. Lấp đất lại dằn để giữ cho khoanh dây nằm im không lấp lên trên đó lớp đất quá dày các vùng khoang dây sẽ dễ bị chết. Rễ nhú ra từ phần khoanh dây sẽ được đôn xuống nên hãy vun gốc tưới phân cho tiêu.

Giữ lại số dây cần thiết cho bộ khung chính bỏ những thân cây yếu thừa. Một số dây thân khi đã được đôn và buộc vào trụ tạm 1-2 dây khác được buộc vào trong trụ sống giống như tạo hình tiêu trồng bằng thân dây vậy. Trong quá trình chăm sóc các bà con nông dân cũng cần chú ý cắt bỏ những loại cành sau:
+ Tỉa bỏ các dây thân, cành ác mọc bên dưới gốc tiêu, cành lá tỉa cách mặt đất khoảng 10-15cm. Dây lươn cũng được tỉa bỏ đi nếu để lại thì chỉ để đủ nhân giống thôi.
+ Cắt bỏ những dây thân mọc ngoài tán tiêu những dây mọc quá dài so với đỉnh trụ. Tiêu trồng trên những trụ sống nên hãm ngọn lại chỉ để cao ở độ cao 5m mà thôi. Không nên để ngọn của dây tiêu bị trùm lên trên ngọn của cây trụ sống đã hãm.

Rong tỉa cây trụ sống để tiêu phát triển tốt

Mỗi năm rong tỉa cây trụ sống 2 lần, lần 1 vào đầu mùa mưa rong mạnh để lại cành nhỏ xíu hút nhựa hay chặt ngang luôn cũng được. Với những cây trụ sống như muồng đen, keo đậu không được để trụ tiêu trùm lên nơi cây trụ sống đã hãm. Rong lần 2 vào tháng 8 rong tỉa nhè nhẹ để cây tái sinh được trong bóng mát.

Bón phân cho tiêu

- Bón phân hữu cơ: bón hàng năm lượng bón là 30-40m3/ha bón vào đầu mùa mưa. Đào rãnh quanh gốc tiêu cách mép của tán tiêu 15-20cm sau 5-10cm rộng 15-20cm phân bón hữu cơ đã hoai mục hoàn toàn. Sau khi bón xong cần lắp đất lại bón xong lấp đất lại lưu ý tránh hạn chế làm tổn thương bộ rễ tiêu.


- Bón phân khoáng: sử dụng những loại phân như NPK, phân Đầu Trâu với nhiều công thức phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Chăm chú đến những loại phân vi lượng có chứa (TE) chúng rất tốt cho cây tiêu
- Số lần bón phân cơ bản trong năm chia ra từ 4-6 lần/năm
- Lượng phân bón ở thời kì kinh doanh 1 năm ít nhất là 4 lần vào những thời điểm thu hoạch trái, đầu giữa và thời điểm cuối của mùa mưa.

Tưới nước cho tiêu

Mùa khô cần tưới nước thường xuyên đảm bảo lượng nước đầy đủ cho cây tiêu. Kết hợp cùng với nhiều biện pháp che chắn phủ gốc bằng rơm rạ các thứ. Khi tiêu bước vào giai đoạn thu hoạch thì lúc này việc tưới nước cho tiêu cần chú trọng hơn những thời kì khác. Sau khi thu hoạch tiêu xong chỉ tưới nước khi nào thấy tiêu héo và thật sự cần thiết. Lượng nước tưới vừa đủ cho cây có thể sống và chịu đựng được hết mùa khô hạn để bước qua mùa mưa

Sau cùng chúng tôi xin chúc bà con nông dân có một mùa bội thu cùng với chính vườn tiêu của mình.