21/4/17

Tăng dinh dưỡng cho cây hồ tiêu vào mùa mưa

Để chăm sóc cho cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần cung cấp đầy đủ nước cũng như các chất dinh dưỡng khác để cho cây sinh trưởng tốt. Ngoài cách trồng tiêu đúng kỹ thuật thì thời điểm để bón phân tốt nhất chính là vào mùa mưa và đây cũng là thời điểm cây cần cung cấp nhiều dưỡng chất nhất. Vậy cây cần được bón những loại phân nào? Liều lượng bón mỗi lần là như thế? Xin mời bà con tham khảo qua hướng dẫn cách bón phân cũng như liều lượng cần bón cho cây theo từng giai đoạn.


Cây tiêu sinh trưởng tốt trên những vùng đất có độ phì nhiêu cao, chất hữu cơ giầu, tơi xốp có độ PH từ 5,5-6,5 và độ dốc 10%. Mực nước ngầm cần phải sâu hơn 2m vào mùa mưa vì cây không có khả năng chiệu được ngập úng. Đất trồng tiêu cũng cần được làm thật kỹ lưỡng và sử lý hết các mầm bệnh trước khi trồng. Những vùng đất chua cần phải được bón vôi trước đó liều lượng bón là 1,5-2 tấn/ 1 ha diện tích. Việc bón phân cho cây tiêu cũng được viện Khoa Học và Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền nam khuyến cáo rằng nên bón phân hữu cơ cho cây tiêu, phân chuồng như phân trâu, phân bò, phân gà đã được xử lý ủ hoai mục trước đó, các loại phân từ rác mục xác cây thực vật, phân vi sinh.

cây hồ tiêu


Lượng phân bón tùy theo năm và cũng tùy theo độ tuổi của cây đối với phân chuồng và phân rác ở năm đầu cần bón 7-10kg nếu không bón phân chuồng có thể thây thế được 2kg phân hữu cơ chế biến. Từ năm thứ 2 và năm thứ 3 trở đi chúng ta cần bón 10-15kg phân chuồng hoặc phân ủ từ các xác thực vật 3kg phân hữu cơ chế biến. Năm thứ 4 trở đi liều lượng bón phân tăng dần 15kg phân chuồng và 5kg phân hữu cơ chế biến.

Mỗi năm bón phân một lần vào thời điểm đầu mùa mưa còn phân hữu cơ hay phân vi sinh thì chia ra làm hai lần bón là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Khi bón phân chúng ta nên đào rãnh một ben với độ sâu là 10-15cm sau đó cho phân vào rồi lấp lại. Trong quá trình đào rãnh chúng ta không nên làm tổn thương bộ rễ của cây.

Phân vô cơ bón với iều lượng như sau năm đầu tiên bón theo công thức sau: 120g ure, lân 200g, Kcl là 90g. Năm thứ 2 và năm thứ 3 thì liều lượng bón tăng lên 240g ure, 330g phân lân còn Kcl là 180g. Năm thứ 4 liều lượng phân bón cũng tiếp tục tăng 295g ure, lân 425g, kcl 330g. Với cách bón phân chia ra làm nhiều lần như sau

Cây hồ tiêu sau khi trồng được 1- 1,5 tháng cần bón 1/3 lượng phân đạm kết hợp với 1/3 ượng kali cùng với ượng lân cho 1 năm bón vào thời điểm đầu mùa mưa. Lần thứ 2 chúng ta bón 1/3 lượng đạm cũng kết hợp với 1/3 lượng phân kali thời điểm bón phân là lúc giữa mùa mưa. Cuối mùa mưa bón số lượng phân còn lại. Như vậy là chúng ta đã canh chia đều lượng phân bón đúng tiêu chuẩn cho 1 năm.

Đến khi tiêu được 4 năm tuổi trở đi thì chúng ta chia ra số lần bón là 4 lần/ 1 năm tỉ lệ canh chia như sau: lần 1 30% đạm kết hợp cùng với 20% kali còn lượng lân cho 1 năm thì bón hết một lần trong đợt này luôn. Sau khi thu hoạch tiêu xong tiếp tục bón phân đợt 2 tỉ lệ bón là 30% đạm + 30% kali bón đầu mùa mưa. Tiếp thoe giữa mùa mưa bón 25% đạm kết hợp với 30% kali. Bón lần thứ 4 vào thời điểm cuối mùa mưa 15% đạm két hợp với 20% kali cũng bón theo cách đào rãnh quanh mép có độ sâu 7-10 cm rải phân xuống rãnh rồi lấp đất lại.

Các loại phân trung vi lượng chúng ta cần bổ sung thêm đó là Ca, Mg, Zn, Bo chúng cũng là những dưỡng chất rất cần thiết cho cây tiêu để chúng ra hoa kết trái hạn chế việc rụng quả non tăng cao năng xuất cho cây.

Kỹ thuật bón phân đúng cách để cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây tiêu không phải ai cũng biết đến. Thông thường bà con thường bón phân theo thoái quen, những sau khi đọc xong bài viết hướng dẫn chi tiết này bà con hãy thực hiện theo cách làm này nhé. Đảm bảo năng xuất của hồ tiêu sẽ tăng cây sinh trưởng tốt và có khả năng chóng chiệu các loại sâu bệnh một cách hiệu quả.